Gà Tam Hoàng – Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Đạt Năng Suất Cao

Gà Tam Hoàng là một giống kê có nhiều ưu điểm nổi trội, được người Việt Nam chăn nuôi để thu hoạch trứng và thịt. Khi phát triển mô hình nuôi loại gà này, kinh tế của nhiều bà con đã vững chắc hơn nhờ giá trị mà chúng mang lại. Trong bài viết này, M88 sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin liên quan đến đặc điểm và kỹ thuật nuôi gà tốt nhất.

Gà Tam Hoàng là gì?

Giống kê Tam Hoàng còn được gọi là gà Thạch Kỳ, có nguồn gốc từ bên Trung Quốc. Các nhà chăn nuôi đã phối giống Kabir và Thạch Kỳ để tạo ra loại gà này. Do đó, chúng có khá nhiều loại và mang lại năng suất khác nhau.

Gà Tam Hoàng có khả năng sinh trưởng tốt và chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt nên được người chăn nuôi Việt Nam ưa chuộng. Năm 1990, giống gà này lần đầu tiên có mặt tại nước ta và được nuôi ở tỉnh Quảng Ninh. Cho đến nay, có rất nhiều trang trại tiến hành lai tạo và chăn nuôi. Chất lượng thịt của chúng thơm ngon nên được nhiều người thích.

Gà Tam Hoàng được ưa chuộng tại Việt Nam
Gà Tam Hoàng được ưa chuộng tại Việt Nam

Đặc điểm của giống gà Tam Hoàng

Gà trưởng thành có mào đỏ, lông, mỏ, chân đều màu vàng. Thân hình rắn chắc, ngực nở, đùi to, sản lượng trứng và thịt nhiều hơn các giống kê thuần chủng tại nước ta.

Một con gà trống trưởng thành thường có trọng lượng từ 2,5 đến 4 kg, gà mái từ 2 đến 2,5 kg. Thịt gà được nhiều người đánh gà chắc và thơm nên giá của chúng cũng thuộc mức khá cao.

Gà Tam Hoàng dễ nuôi nên cho trứng với năng suất cao. Giống mái khoảng 4-5 tháng tuổi là bắt đầu đẻ trứng, trung bình 150 quả/1 năm. Đặc điểm nổi bật của chúng là sức khỏe cực kỳ tốt, chịu khó kiếm ăn và sức chịu đựng tuyệt vời. Sức đề kháng cao nên cũng ít bệnh, tỷ lệ chết thấp.

Các sư kê chia sẻ, nuôi loại gà này không yêu cầu kỹ thuật quá cao. Đối với người chưa có nhiều kinh nghiệm thì chọn chăn nuôi giống kê Tam Hoàng sẽ rất phù hợp. Chúng thích nghi được với cả môi trường nuôi nhốt hoặc thả vườn. 

Kỹ thuật chăn nuôi gà Tam Hoàng

Như vừa nói ở trên, gà không cần cách chăn nuôi quá cầu kỳ vì chúng phù hợp với hình thức thả vườn hoặc tập trung trong chuồng trại. Bà con nên lưu ý các điểm sau đây trong cách chăn nuôi để có thành quả tốt nhất.

Chuồng trại

Chuồng nuôi gà phải đảm bảo sạch sẽ, thường xuyên được dọn dẹp để phòng tránh bệnh tật. Máng đựng thức ăn và thức uống cần được rửa sạch, tránh đồ thừa bám bẩn lâu ngày dễ gây vi khuẩn. 

Gà Tam Hoàng có tỷ lệ sống cao lên tới 95%, vậy nên chỉ cần chú ý giữ môi trường chăn nuôi sạch sẽ để tránh tác nhân gây bệnh. Lưu ý, khi gà có biểu hiện bất thường, cần cách ly chúng ra khỏi đàn để theo dõi.

Ánh sáng, nhiệt độ

Bà con nên dùng 2 bóng đèn 75W/100 cho gà con. Khi gà nở được 3 ngày đầu, hãy điều chỉnh nhiệt độ ổn định từ 32-35 độ C cả ngày lẫn đêm. Chú ý quan sát các biểu hiện của gà để điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ sao cho phù hợp nhất, giảm dần xuống vài ngày sau đó.

Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ
Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ

Chế độ ăn uống của gà Tam Hoàng

Các gia đình chăn nuôi chỉ nên cho gà con uống nước hòa với vitamin complex,  hoặc các loại kháng sinh phòng bệnh như là E.coli, viêm rốn, bạch lỵ,… Sang ngày thứ 2 mới cho ăn tấm hoặc bắp nghiền nhỏ.

Đến ngày thứ 3 có thể cho gà con ăn tấm trộn với thức ăn. Các ngày tiếp theo tăng dần đồ ăn như hỗn hợp, ăn thô,… Gà lớn rồi thì rất dễ nuôi, chúng ăn được các loại thực phẩm chế biến và thức ăn thừa.

Gà Tam Hoàng hiện được các hộ nông dân kết hợp nuôi thả vườn với thức ăn là cám viên. Nhưng cần cho chúng ăn thêm rau xanh để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Do đó, hãy đặt máng ăn gần với máng uống để tránh gà tìm nước bẩn uống.

Giống gà này dễ bị béo và tích tụ nhiều mỡ, vậy nên cần cân bằng các nhóm dinh dưỡng. Tránh cho chúng ăn quá nhiều chất béo vì có thể gây tích tụ mỡ, năng suất đẻ trứng và giảm chất lượng thịt.

Phòng bệnh cho gà

Khi nuôi gà Tam Hoàng, chúng ta không thể chủ quan trong việc phòng dịch bệnh cho chúng. Gà dưới 2 tháng tuổi dễ bị bệnh như là tụ huyết trùng. Gà 2-3 tháng tuổi cần dùng thêm kháng sinh mỗi tháng khoảng 2-3 lần. Cùng với đó, các hộ gia đình cũng nên bổ sung vitamin để tăng cường đề kháng và phòng chống dịch bệnh. 

Thức ăn nước uống phải sạch sẽ, nền chuồng trại khô ráo và thường xuyên được dọn vệ sinh. Ngoài ra, không để cho ao hồ động nước ở khu vực thả gà ăn uống để tránh nhiễm các loại bệnh.

Phòng chống bệnh cho gà
Phòng chống bệnh cho gà Tam Hoàng

Các dòng Tam Hoàng phổ biến tại Việt Nam

Hiện gà được phân thành hai dòng chính đó là Tam Hoàng 882 và Jiangcun. Mỗi loại  có các đặc điểm riêng biệt, hãy cùng M88 tìm hiểu nhé.

Dòng 882

Thân hình gà Tam Hoàng cân đối, lông màu vàng sẫm hoặc lốm đốm màu đen. Chúng có chân cao, da vàng và mào đơn. Dòng 882 có thể đạt 1,6 đến 2 kg khi nuôi từ 3 – 5 tháng, tiêu tốn lượng đồ ăn trung bình 2,75 kg/kg tăng trọng. Chúng sản xuất từ 156 quả trứng hằng năm, trọng lượng 40g/trứng, tỷ lệ gà nở là 80 – 85%. Thời gian khai thác năng suất của gà là khoảng 52 tuần.

Dòng Jiangcun

Tam Hoàng Jiangcun có lông vàng tuyền rất bắt mắt. Khi được 11 tuần tuổi, gà trống đạt 1,3 kg và gà mái nặng trên dưới 1kg. Nếu như được chăm sóc tốt thì dòng Jiangcun sẽ đạt đến 1,8 kg/ con vào thời điểm 11- 12 tuần tuổi. 

Từ 5 tháng tuổi trở đi, gà mái sẽ bắt đầu đẻ trứng. Sản lượng trứng từ 170 quả, cao hơn so với dòng 882. Trứng khoảng 50g/ quả, tỷ lệ nuôi sống tới 2 tuần tuổi 95%. Dòng gà này cho chất lượng thịt thơm ngon, ngọt hơn nên được ưa chuộng hơn cả.

Xem thêm: Gà Tàu Vàng – Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Đơn Giản Nhất

Lời kết

Gà tam hoàng không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cao mà còn là nguồn thức ăn đầy dinh dưỡng cho các gia đình. Hy vọng qua bài viết trên, bà con có thêm kiến thức hữu ích để nuôi gà tốt hơn và đạt sản lượng năng suất cao. Chuyên mục ĐÁ GÀ M88 sẽ tiếp tục cung cấp thông tin về nhiều giống gà khác, đừng quên theo dõi và cập nhật nhé.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!